Bạn đang là sinh viên năm 4 chuyên ngành Luật và đang có định hướng theo học nghề công chứng viên. Bạn thắc mắc công việc của một công chứng viên sẽ như thế nào. Muốn biết điều đó, mình mời bạn theo dõi bài viết mô tả các công việc và nhiệm vụ của một nhân viên văn phòng công chứng để tìm hiểu rõ hơn nhé.
Công việc thường ngày của một công chứng viên
Nhân viên văn phòng công chứng tiếp nhận, giải quyết và thực hiện các hồ sơ mà khách hàng yêu cầu công chứng, chứng thực.
Thực hiện các hoạt động chứng nhận hợp đồng giao dịch kinh doanh một cách hợp pháp, xử lý các văn bản giấy tờ theo quy định của pháp luật. Giúp hai bên khách hàng khi giải quyết các thủ tục được nhanh chóng hoàn thiện và có lợi đôi bên.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Mức lương nhân viên văn phòng dựa trên tiêu chí công việc
- Cải thiện lương nhân viên văn phòng bằng những cách nào?
- Kỹ năng nhân viên văn phòng cần phải có trong công việc
Thực hiện công việc về soạn thảo hợp đồng văn bản theo quy định được giao và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân giao phó.
Thực hiện các thủ tục tư vấn, trợ giúp cho mọi khách hàng các vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự, tư vấn các thủ tục đất đai để cho khách hàng biết thực hiện và những quyền lợi được hưởng đáng có.
Nhân viên văn phòng công chứng còn làm giám định hay hỗ trợ những người làm thẩm phán theo quy định, trách nhiệm quyền hạn của họ.
Công chứng viên còn đảm nhận vị trí người giám hộ, người quản lý tài sản đối với những khách hàng là người không có nơi nương tựa, bảo vệ họ những mối nguy hiểm tiềm tàng ngoài xã hội.
Nhiệm vụ của họ hằng ngày còn có thể thực hiện cho khách hàng vay vốn, chuyển vốn đầu tư, lập bảng kê khai hoặc kế thừa tài sản một cách chính xác nhất.
Cuối cùng, thực hiện các công việc văn phòng liên quan.
Nơi làm việc của nhân viên văn phòng công chứng
Phạm vi hoạt động trên các lĩnh vực của công chứng viên tương đối rộng. Công chứng viên có thể thực hiện quyền bào chữa cho các đối tượng của mình, bảo vệ họ thực hiện các quyền và lợi ích chính đáng của người dân khỏi những đe dọa của xã hội. Công việc của họ vô cùng khó khăn và phải áp dụng những tiêu chuẩn tương đối khắt khe. Chính vì vậy, những người làm công chứng viên luôn có những vị trí cao trong xã hội ngày nay.
Chúng ta có thể thấy những người làm công chứng viên được rộng khắp trên cả nước. Nơi làm việc của họ có thể tại địa chỉ các văn phòng công chứng đã được sự quy định của nhà nước và đăng ký giấy phép hành nghề kinh doanh.
Nhân viên văn phòng công chứng có thể làm việc tại tổ chức công chứng thuộc nhà nước hoặc tìm việc làm pháp lý này tại các tổ chức tư nhân. Tổ chức và thực hiện hành nghề mở văn phòng công chứng theo chi nhánh, địa điểm giao dịch để thực hiện công việc công chứng. Nhưng đồng thời cũng cần đăng ký theo quy định và tuân thủ pháp luật.
Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy họ được làm việc tại các Tòa án nhân dân của tỉnh, Trung ương, làm việc tại các Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện,…
Theo quy định công chứng viên chỉ được làm việc tại một địa chỉ công chứng mà không được cùng một lúc hành nghề công chứng tại hai địa chỉ khác nhau. Chính vì vậy nếu bạn đang có một văn phòng công chứng ở nơi mà mình đang lập thì bạn không thể làm công chứng viên cho văn phòng khác.
Chẳng hạn, nếu bạn đang là nhân viên văn phòng công chứng trong Tòa án, bạn không thể cùng giữ chức công chứng viên tại Ủy ban nhân dân tỉnh được. Như thế là sai quy định của nhà nước tại Điều 7 của Luật công chứng năm 2014.
Quyền hạn của công chứng viên
Căn cứ theo quy định tại Điều 17, Luật công chứng năm 2014 có quy định thì nhân viên văn phòng công chứng có các quyền hạn như sau đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Nhân viên bán hàng – Nghề tiềm năng phát triển thời đại mới
- Phi hành gia – Người thám hiểm và chinh phục vũ trụ bao la
Công chứng viên được bổ nhiệm hành nghề công chứng sẽ được pháp luật đứng ra bảo đảm đối với quyền hành nghề công chứng của mình.
Công chứng viên sẽ được công chứng các giao dịch dân sự, các hợp đồng cũng như các bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt theo đúng quy định của Luật công chứng 2014 đà thể hiện rõ ràng.
Công chứng viên có quyền tham gia thành lập các văn phòng công chứng riêng hoặc có thể tham gia làm việc dưới dạng hợp đồng lao động cho các tổ chức hành nghề công chứng khác mà mình lựa chọn tùy điều kiện và nhu cầu của mỗi công chứng viên.
Công chứng viên có quyền công chứng các văn bản, giao dịch, bản dịch theo quy định của pháp luật tuy nhiên nếu trong quá trình thực hiện mà công chứng viên xét thấy trong hợp đồng, bản dịch, giao dịch đó có nội dung trái với quy định của pháp luật, trái với đạo đức xã hội thì nhân viên văn phòng công chứng hoàn toàn có quyền từ chối đối với các công việc đó.
Công chứng viên có quyền thực hiện việc đưa ra đề nghị của mình đến các cá nhân, cơ quan, cũng như đến các tổ chức mà xét nội dung thấy rằng có liên quan để cung cấp các tài liệu, thông tin nhằm mục đích thực hiện được công việc của mình theo đúng tinh thần của pháp luật.
Công chứng viên còn có một số quyền hạn khác nhất định theo quy định của Luật công chứng năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có nội dung liên quan đến công chứng và nằm trong phạm vi quyền hạn của công chứng viên được thực hiện.
Trên đây là những thông tin về công việc cũng như quyền hạn của nhân viên văn phòng công chứng, mong rằng những nội dung trên sẽ giúp ích cho công việc của bạn nhé.