Cụm từ giám đốc không còn xa lạ gì với nhiều người. Tuy nhiên để hiểu kỹ xem đây liệu là một chức danh hay là một ngành nghề riêng biệt thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết bên dưới sẽ đưa đến những thông tin chi tiết liên quan để bạn có được cái nhìn tổng quát nhất. Hãy cùng đi vào cụ thể hóa những khía cạnh xoay quanh vị trí ngành nghề hot này nhé.
Giám đốc – chức danh bao người ước ao có được
Dựa trên khái niệm tổng quát về nghề nghiệp đòi hỏi những sự đào tạo chuyên ngành, chuyên sâu, những nghiên cứu chi tiết nhằm mục đích cung cấp những dịch vụ thiết yếu, những hướng dẫn nghề thay cho một khoản phí thù lao được hạn định. Tức là một nghề sẽ bao gồm kiến thức, các kỹ năng liên quan, sự ứng dụng chúng để phục vụ cho cuộc sống con người.
Từ định nghĩa này thấy được rằng giám đốc được coi là một nghề vì nó hội tụ đầy đủ những yếu tố yêu cầu. Đây là một vị trí nhân viên cao cấp, được xếp trong hàng ngũ ban lãnh đạo doanh nghiệp, có trách nhiệm quản lý và điều phối nhân sự cấp dưới hơn để đi đến sự hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu chung của cả tập thể.
Chức năng của giám đốc có sự khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực quản lý (kinh doanh, nhân sự, dịch vụ khách hàng…). Tựu chung lại có thể thấy được, vị trí này đóng vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến công ty, đến bản thân từng thành viên trong tổ chức cũng như phạm trù xa hơn là đến cộng đồng bên ngoài doanh nghiệp.
Những quyền hạn và nghĩa vụ của CEO
Vị trí quan trọng này có thể đưa ra những quyết sách quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Quyền hạn và nghĩa vụ của giám đốc được nêu ra cụ thể như sau:
Những quyền hạn được nêu ra với vị trí Giám đốc
- Tổ chức thực hiện và đôn đốc thực hiện các nghị quyết được thống nhất bởi Hội đồng thành viên đã ban bố tới tập thể công nhân viên trong công ty.
- Quyết định vấn đề liên quan đến hoạt động thường ngày của doanh nghiệp thuộc phạm vi chức vụ mình phụ trách.
- Tổ chức lập kế hoạch và triển khai thực hiện các phương án hoạt động, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
- Ban hành những quy chế, quy định trong nội bộ công ty. Tuy nhiên lưu ý những quy định này không được trái với các quy định của nhà nước.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm những chức danh bên dưới mình (có sự đồng ý của hội đồng thành viên và không bao gồm những chức danh thuộc thẩm quyền quyết định từ Hội đồng).
- Ký kết các văn bản giấy tờ, hợp đồng nhân danh công ty nhưng không vượt quá thẩm quyền của mình.
- Kiến nghị tới ban lãnh đạo, hội đồng thành viên những phương án cơ cấu tổ chức mới theo hướng phát triển và mang lại lợi ích cho công ty.
- Trình các báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm… tùy theo quy định vận hành của doanh nghiệp.
- Giám đốc kiến nghị những phương án hợp lý xoay quanh vấn đề sử dụng lợi nhuận sau thuế, hoặc phương án bù trừ lỗ cho doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể.
- Tuyển dụng lao động cho công ty ở nhiều cấp bậc khác nhau (các vị trí dưới quyền hạn mình).
Trách nhiệm được quy định đối với vị trí giám đốc
- Người nắm giữ chức vụ này có trách nhiệm phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách cẩn trọng, trung thực, khách quan, đảm bảo duy trì lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp trên tinh thần tuân thủ pháp luật.
- Luôn luôn trung thành với lợi ích của công ty, không sử dụng quyền hạn để chiếm đoạt những lợi ích làm của riêng. Đồng thời, không được sử dụng uy tín doanh nghiệp để tư lợi, không lấy đi những thông tin, bí quyết và cơ hội kinh doanh của công ty cho những mục đích cá nhân, dù có hay không làm ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp.
- Cá nhân giám đốc có nghĩa vụ thông báo kịp thời và đầy đủ, chính xác những thông tin về doanh nghiệp khác mà họ đang nắm giữ cổ phần, góp vốn hoặc làm chủ sở hữu. Những trường hợp này không được có tính cạnh tranh với công ty hiện tại.
- Một số nghĩa vụ khác được nêu ra theo quy định của từng công ty cụ thể.
Để làm giám đốc cần phải tuân theo nhiều tiêu chuẩn
Đương nhiên, chức vụ và quyền hạn cao thì cũng đi kèm với những tiêu chuẩn khắt khe khi lựa chọn bổ nhiệm. Cụ thể những tiêu chuẩn được xét đến sẽ là:
- Cá nhân phải có đủ hành vi dân sự, không thuộc các cấp quản lý doanh nghiệp và những ngành nghề có yếu tố quản lý trực tiếp từ nhà nước, chẳng hạn như là cán bộ công chức, lực lượng sĩ quan công an…
- Những người đảm nhiệm vị trí này phải có trình độ chuyên môn nhất định, thường ở mức cao, và có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp mới có thể dẫn dắt tập thể theo một hướng, cùng đạt được mục tiêu đề ra.
- Giám đốc trong doanh nghiệp không được có liên quan mật thiết với người quản lý công ty mẹ hoặc là người đại diện quản lý phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp nếu như công ty con này có tới 50% vốn điều lệ trở lên thuộc về nhà nước nắm giữ. Ở đây quan hệ mật thiết được nói đến chính là quan hệ cha con, mẹ con, vợ chồng, anh chị em.
Các vị trí CEO phổ biến trong doanh nghiệp
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động cũng như quy mô tổ chức doanh nghiệp mà những vị trí sau đây có thể có đầy đủ hoặc khuyết thiếu:
Giám đốc điều hành doanh nghiệp (được gọi tắt là CEO)
CEO được nhắc đến thường xuyên nhất khi nói về các chức danh giám đốc. Người nắm giữ vị trí này sẽ điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, của tập đoàn hoặc là tổ chức, dẫn đầu và điều hành gần như mọi quyết sách. Các hoạt động doanh nghiệp được phê duyệt qua đây sẽ phải đảm bảo đi theo đúng đường lối, mục tiêu phát triển được định hướng từ Hội đồng quản trị.
Giám đốc điều hành đóng vai trò giữ ổn định và tăng tiến phát triển cho doanh nghiệp. Với vị trí đặc biệt này, những cá nhân nắm giữ phải biết sâu hiểu rộng, chuyên trách nhiều lĩnh vực chứ không riêng một mảng nào. Đặc biệt, kỹ năng của họ càng tốt thì càng dễ dàng quản trị và nắm vững hoạt động doanh nghiệp, dễ dàng điều phối quản lý nội bộ, giao thương bên ngoài.
Chức danh CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp có thể cùng một người hoặc là hai người khác nhau đều được. Mối quan hệ giữa hai vị trí này vô cùng mật thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý công ty.
Giám đốc tài chính (CFO)
CFO là một chức vụ không thể không nhắc đến trong doanh nghiệp. Vị trí này giúp chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính, quản lý và kiểm soát nguồn tiền doanh nghiệp, thu bao nhiêu, chi như thế nào, phân tích, nghiên cứu các kế hoạch, dự án tương lai để dự đoán về khả năng lợi nhuận, thua lỗ…
Từ những phân tích chi tiết sẽ đi đến việc giúp cho hội đồng quản trị, các CEO đưa ra giải pháp hợp lý, quyết định sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp hiệu quả, giảm thiểu xuống mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Đối với doanh nghiệp nhỏ, công ty tư nhân ít thành viên… thì giám đốc có thể không được phân định thành chức vụ riêng, mà những công việc này thuộc quyền hạn, nghĩa vụ của kế toán trưởng công ty.
Giám đốc Marketing doanh nghiệp (CMO)
Những doanh nghiệp lớn thường rất quan trọng vị trí điều hành này. CMO đưa ra những chiến lược quan trọng trong vấn đề tiếp thị, quảng bá sản phẩm, thương hiệu dựa trên những hiểu biết chuyên môn sâu rộng liên quan tới vấn đề truyền thông – marketing doanh nghiệp. Đặc biệt ở vị trí này yêu cầu những người nhanh nhẹn, thấu hiểu xu hướng thị trường và tâm lý khách hàng.
Giám đốc pháp chế (CLO)
CLO có vẻ như là chức danh không mấy quen thuộc, thường thì những công ty lớn, có hệ thống phức tạp hoặc hoạt động đa ngành nghề sẽ cần đến vị trí đảm nhiệm này. Bất cứ những vấn đề liên quan vấn đề pháp lý sẽ được điều hành xử lý và tư vấn từ nhân sự CLO của công ty.
Phân biệt những điểm khác với chức vị tổng giám đốc
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm cao hơn trong doanh nghiệp. Họ là người tạo dựng và phát triển không chỉ kinh tế mà cả văn hóa, môi trường kinh doanh, quản lý tổng quát các hoạt động nhằm duy trì tiến độ và nâng cao năng suất, hiệu quả. Những cá nhân này cũng phải nghiên cứu, quan sát các dự án, nguồn lực, phân tích kỹ lưỡng để đi đến phân bổ, giao trách nhiệm phụ trách cho các cấp nhỏ hơn, đề ra chiến lược nhằm đẩy mạnh hoạt động của toàn bộ các bộ phận trong công ty.
Giám đốc công ty (CEO) cũng quản lý và điều hành hoạt động doanh nghiệp, dựa trên đường lối được đưa ra từ hội đồng quản trị và tổng giám đốc. Đồng thời, đi sâu hơn vào phát triển các hoạt động, các quy trình mới, đặc biệt quan tâm đến vấn đề kế toán, chi tiêu, thu lợi và tìm cách nâng cao tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tóm lại là chức vụ giám đốc công ty có vẻ chuyên trách riêng mảng hoạt động hơn, và nói về quyền hạn thì cũng ở mức thấp hơn so với chức vụ tổng giám đốc.
Nghề CEO liệu có áp lực như lời đồn?
Đương nhiên, với một vị trí mà nhu cầu khá ít, đòi hỏi nhiều tiêu chí và yêu cầu chuyên môn cao thì áp lực cũng sẽ lớn. Không chỉ chịu trách nhiệm cho những công việc mang tính chuyên môn nhỏ, cá nhân nắm giữ vị trí này chịu trách nhiệm cả cho sự phát triển và tiến bộ của cả một tập thể công ty.
Tuy nhiên, áp lực và khó khăn càng lớn thì lợi ích nhận được cũng càng cao, là giám đốc bạn vừa có cơ hội thể hiện mình, tạo dựng vị thế và uy tín cá nhân, vừa nhận được thu nhập cao, tỷ lệ thuận với tình hình lợi nhuận kinh doanh trong doanh nghiệp.
Giám đốc là vị trí quan trọng nhằm tạo dựng chiến lược, xây dựng đường lối và phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, vì thế trong mỗi quyết định cần thận trọng, tỉ mỉ, cân nhắc thiệt hơn kỹ càng. Thế nhưng lúc đã quyết định không được chần chừ, cần tỏ rõ thái độ dám chịu trách nhiệm, quyết đoán với đánh giá của bản thân.
Kết luận
Giám đốc – chức danh mang trong mình nhiều quyền hạn đồng thời cũng nhiều trách nhiệm liên quan. Muốn đạt tới vị trí này, mỗi cá nhân cần rèn luyện, tích lũy cho mình đầy đủ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm quản lý và tầm nhìn chiến lược để đưa doanh nghiệp đạt được những mục tiêu quan trọng trong nhiều mặt. Chỉ cần nỗ lực thì nhất định nó không nằm ngoài tầm với của bạn đâu.