Nông dân những người sinh sống lao động bằng việc tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, sự phát triển của công nghệ khiến công việc đồng áng trở nên ít vất vả và năng suất cao hơn nhưng không vì thế mà số lượng lao động ở lĩnh vực này giảm xuống. Trong các mốc lịch sử và chế độ khác nhau họ có những đặc quyền riêng biệt, cùng đón đọc bài viết sau đây.
Nông dân công việc là gì?
Nông dân là một nghề khá phổ biến ở vùng nông thôn của nước ta, bởi tư liệu sản xuất của họ là đất đai, ruộng lúa những điều trên không phù hợp với môi trường thành thị. Thường được gắn nhãn với những người trồng lúa canh tác nhưng định nghĩa từ này khá rộng nó bao gồm tất cả những người làm vườn, cây ăn quả, những người chăm sóc cây và chăn nuôi.
Những giai đoạn phát triển của nông dân
Nông dân là một trong những nghề xuất hiện đầu tiên trên thế giới, trước cả khi phân chia giai cấp ở thời cận đại, cổ đại. Thời xa xưa, con người chủ yếu sống bằng săn bắt hái nhặt, một thời gian sau đó họ dần biết cách gieo trồng chăm sóc cây quả để sản xuất ra nguồn thức ăn cũng từ đây khái niệm cây trồng ra đời và phát triển.
Dòng thời gian của lịch sử ghi nhận rất nhiều nền văn minh lấy nông nghiệp làm nền tảng phát triển lâu dài, trong đó phải kể đến nền văn minh rực rỡ nhất thế giới cổ xưa Ai Cập. Những người nông dân ở thời kỳ này được xem trọng và góp phần quan trọng trong đời sống văn hóa của nền văn minh khi có đến 80% người dân thời đó sống vào nghề trồng trọt.
Đến thời kỳ thịnh vượng sau này như Hy Lạp, La Mã những nông dân có ruộng đất tích góp ngày một nhiều họ dư dả về thực phẩm và bắt đầu tiến hành trao đổi thành phẩm. Tiếp đó, họ trở nên giàu có và thuê những người lao động không có dư của cải về làm việc bước đầu cho hành trình phát triển của nhiều khái niệm địa chủ, tư sản và là cốt lõi trong hình thành phân chia giai cấp.
Những đóng góp của nông dân trong lịch sử
Tùy vào từng những giai đoạn và văn hóa của quốc gia, người nông dân sẽ có quyền được sở hữu và sử dụng tư liệu sản xuất khác nhau. Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, những công cuộc đổi mới xã hội nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của người nông dân, họ hình thành nên một tầng lớp chiếm vị trí và vai trò trong đời sống xã hội ở từng thời kỳ.
Trong giai đoạn trước thế kỉ 21 nông dân dùng để chỉ những người có nguồn thu nhập kém thường không sở hữu ruộng đất cho riêng mình mà phụ thuộc rất nhiều vào đồn điền địa chủ. Trong giai đoạn này họ bị coi là tầng lớp thấp nhất với nhiều tên gọi như tá điền, nông nô.
Ở các quốc gia bị đô hộ chịu sức ép từ bên ngoài thậm chí họ còn chịu sự bóc lột lao động nặng nề. Ngày nay, nông dân được tổ chức bảo vệ và giúp đỡ tạo điều kiện canh tác tốt nhất.
Ở các quốc gia phương Tây chú trọng đầu tư thiết bị cơ giới trong việc sản xuất nông nghiệp khiến năng suất đạt hiệu quả cao, nông dân không mất nhiều thời gian và công sức. Tại Mỹ một quốc gia không chú trọng nông nghiệp các chủ trang trại chỉ chiếm gần 10% nhưng lại có thể mang lại sản lượng gấp 2 lần nhu cầu sử dụng nội địa.
Vai trò của nông dân Việt Nam
Nước ta được thiên nhiên ban cho một điều kiện tự nhiên đa dạng, phù hợp cho việc trồng trọt nhiều loại cây trồng khác nhau. Hiện nay, công việc trồng trọt không còn vất cả khi có sự giúp đỡ rất nhiều của máy móc thiết bị hiện đại nhưng nhìn chung nền văn minh nông nghiệp ở nước ta mới bước đầu chuyển đổi sang cơ giới còn kém các quốc gia phương Tây rất nhiều.
Trong kinh tế xã hội, dân số sinh sống tại nông thôn chiếm đến hơn 60% nền kinh tế nông thôn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống góp phần to lớn trong việc ổn định nguồn lương thực và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Chính vì lẽ đó, nông dân không chỉ là một nghề kiếm sống mà còn giữ vai trò quyết định đến sự phát triển lâu dài và bền vững của quốc gia.
Dấu hiệu nhận biết người nông dân
Nông dân cần phải có đất để canh tác và trồng trọt, giành nhiều thời gian chăm sóc nên những địa điểm thực hiện được đa phần đều ở những vùng nông thôn nơi có đồng ruộng bạt ngàn, điều kiện tự nhiên phù hợp. Một điểm đáng chú ý chính là tính thời vụ bởi mỗi thời tiết sẽ thích hợp trong từng điều kiện của trồng trọt khác nhau vì thế họ sẽ chỉ hoạt động năng suất ở một số thời điểm nhất định.
Thường sống ở vùng quê
Miền quê Việt Nam đặc biệt là những vùng đồng bằng ven sông, thuộc các đồng bằng luôn được thiên nhiên ưu ái cho mảnh đất màu mỡ cùng dòng phù sa dồi dào. Chính vì thế, nếu nông dân trồng những loại cây nước ngọt như lúa nước thường sẽ tập trung vào khu vực này thuận tiện tưới tiêu, nhiều dưỡng chất tự nhiên. Nhìn thực tế nước ta, đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long là 2 cái tên nổi bật.
Cũng là vùng quê nhưng là vùng quê thuộc miền núi Tây Nguyên. Những mẫu đất ba-dan rộng bạt ngàn tại nơi đây chính là địa điểm lý tưởng để trồng trọt những giống cây cà phê, cây chè mang đến lợi ích kinh tế cực kì lớn. Nhìn chung để có thể trồng trọt cần phải có khuôn mẫu đất cộng thêm điều kiện tự nhiên ổn định nên thường những người nông dân sẽ sinh sống ở vùng quê cho thuận tiện làm việc.
Công việc chủ yếu là làm nông làm vườn
Đọc đến cái tên nông dân mọi người cũng phải hiểu công việc chính của những người này đều liên quan đến việc trồng trọt cây cảnh. Trong từ điển, nông đại diện cho nông trường, nông trại ngụ ý cây cối chăm sóc, dân ý chỉ người. Gộp hai từ lại với nhau thể hiện được ý nghĩa mặt từ đây là một người làm nghề chăm sóc cây cối.
Nhưng nếu bạn là người trồng cây cảnh thì không được gọi là nông dân. Họ phải là người lao động sinh sống bằng việc trồng trọt những giống cây thực vật, làm nương rẫy và chăm sóc chăn nuôi động vật.
Thời gian làm việc của nông dân theo mùa vụ
Những giống cây khác nhau đều có thời tiết và điều kiện tự nhiên phù hợp để trồng trọt. Đó là lý do vì sao lại có hiện tượng trái cây chín, rau củ xuất hiện theo từng mùa trong năm.
Ví dụ với lúa nước, mỗi năm người nông dân sẽ chỉ trồng từ 2-3 vụ vì nhiều lý do khách quan. Một, trồng trọt thời gian dài đất đai sẽ bị mất nhiều chất dinh dưỡng gây ra hiện tượng “xám đất” làm những vụ mùa kế tiếp không thể đạt năng suất tốt. Hai, điều kiện thiên nhiên phù hợp thì người dân mới có thể thuận lợi gieo trồng và đạt năng suất cao nhất.
Người làm ruộng là làm những công việc như thế nào?
Công việc chính của nông dân là trồng trọt và chăn nuôi, nhìn chung đây là một công việc khá vất vả đòi hỏi người làm phải thực sự tâm huyết và đam mê. Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi ở mọi vùng vào nên một số hoạt động như, cày gặt lúa, xay lúa hay trong chăn nuôi như chế nước tự động, đặt giờ ăn tự động, ….
Ngoài vai trò điều phối nguồn lương thực quốc gia, nông dân còn đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hóa của đất nước. Họ luôn nghiên cứu tìm tòi và chủ động sáng tạo hết mức có thể trong quá trình làm việc nên luôn cho ra đời những đóng góp tích cực cho đời sống góp phần phát triển cơ giới hóa nông nghiệp nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc.
Mức lương hay thu nhập của công việc ổn định không?
Tùy vào từng loại nông sản mà nông dân đó lựa chọn. Tuy nhiên, nhìn chung thu nhập của nghề này không phải lúc nào cũng đều nhau.
Ví dụ: mỗi mùa trồng trọt, người dân phải chi rất nhiều trong phí sản xuất như giống trồng trọt, phân bón, thời gian tưới tiêu thậm chí chưa thu hoạch thì rủi ro cũng rất lớn, vì thế lúc này người dân cần buộc chặt chi tiêu.
Đến khi vụ mùa thu hoạch xong, người dân hoàn lại cả gốc lẫn lãi lúc này họ có thể được cuộc sống dư giả hơn. Nhưng đặc tính mùa vụ và tính rủi ro cao nếu như giữa đường trồng trọt lại xuất hiện sâu bệnh thì xem như phí bỏ công sức làm việc vì thế người nông dân thường có thói quen tiết kiệm để phòng trừ những vấn đề có thể phát sinh ở những thời điểm không thu hoạch được.
Những thành tựu và nông dân Việt Nam đạt được
Sau khi Covid-19 qua đi, nông nghiệp Việt Nam đã ghi nhận được những diễn biến vô cùng tích cực kim ngạch xuất khẩu tăng, các giống cây trồng được ứng dụng rộng rãi mang lại năng suất cùng đánh giá hiệu quả góp phần nâng cao danh tiếng nông Việt Nam. Điểm qua một số thành tựu mà người nông dân Việt Nam đạt được.
Tuy khó khăn nhưng năm 2021 ghi nhận những tăng trưởng nổi bật như toàn ngành tăng đến 2,9% trong đó tỷ lệ đạt chuẩn nông thôn mới ở các xã lên đến 68,2%, kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục. Sản lượng lúa đạt 43,86 triệu tấn không chỉ đáp ứng được nhu cầu nội địa mà còn vượt dự tính về sản lượng xuất khẩu. Ngoài ra, giá gạo xuất khẩu ghi nhận tăng lên đến 503 USD/ tấn một bước tiến so với năm trước.
Những thành tựu trên có được là nhờ sự kiểm soát cùng tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả trồng trọt, cơ giới hóa nông nghiệp. Việc đầu tư nghiên cứu các giống cây trồng cũng tạo điều kiện cho nông dân đa dạng và tìm kiếm sản xuất ra những thành phẩm chất lượng cao hơn nâng cao hiệu quả kinh tế.
Kết luận
Nông dân là một nghề quan trọng và xứng đáng được tôn vinh dù ở bất kỳ thời gian nào. Ngày nay, nhiều bạn trẻ chạy đua đòi theo phương Tây mà có thái độ xem thường đối với những bác làm nông nên nhớ rằng họ là người sản xuất ra lương thực góp phần rất lớn nuôi dưỡng một người trưởng thành.