Giám đốc Tài chính (CFO) phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về tất cả các vấn đề liên quan đến kế toán và tài chính. CFO phải thiết lập các mục tiêu, chính sách, quy trình, kế hoạch và thực thi các chính sách, kế hoạch đó phải đảm bảo cho cấu trúc kế toán tài chính của công ty được ổn định. Hãy cùng xem vai trò của CFO và những trách nhiệm hàng đầu mà mỗi CFO phải nắm rõ:
Giám đốc tài chính là gì?
Giám đốc tài chính (Chief Financial Officer – CFO) là một trong các giám đốc cấp cao, giám sát toàn bộ bộ phận tài chính kế toán và phụ trách các công việc liên quan tới vấn đề tài chính của doanh nghiệp, bao gồm lên kế hoạch tài chính, quản lý nguy cơ tài chính, làm báo cáo tài chính, cũng như giám sát sự phát triển của các chiến lược tài chính.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Giám đốc marketing cần thực hiện những công việc nào?
- Giám đốc pháp chế cần có chuyên môn gì trong công việc?
- Chức năng nhiệm vụ của giám đốc khi vận hành doanh nghiệp
CFO báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO), chủ tịch hoặc giám đốc điều hành (COO). CFO thường có một ghế trong hội đồng quản trị.
Công việc của giám đốc tài chính
Vậy công việc cụ thể của một CFO là gì?
Lãnh đạo/ giám sát
Trước hết, CFO lãnh đạo bộ phận tài chính kế toán (bao gồm kiểm soát viên, thủ quỹ và nhân viên phân tích tài chính), giám sát tất cả các hoạt động bên trong bộ phận như phân tích lợi nhuận và chi phí, cũng như phản hồi lại thị trường. Đối với nhiệm vụ này, giám đốc tài chính đánh giá và đảm bảo sự nhất quán trong các mục tiêu tài chính chiến lược ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
CFO cũng sẽ đảm bảo rằng các phân tích về ngân sách, xu hướng tài chính được bộ phận tài chính đưa ra chính xác và kịp thời, và toàn bộ doanh nghiệp đều có khả năng tiếp cận.
Vị trí này còn giám sát hệ thống xử lý các giao dịch kinh doanh cũng như giám sát việc thực hiện nhiệm vụ trong bộ phận tài chính nói riêng và trong doanh nghiệp nói chung. CFO cũng là người thiết lập và giám sát hệ thống công nghệ thông tin tài chính.
Ngoài ra, CFO có trách nhiệm xây dựng văn hóa làm việc trong sạch trong doanh nghiệp, cùng với đặt ra các quy định, tiêu chuẩn để các phòng ban khác trong doanh nghiệp có thể thực hiện.
Giám đốc tài chính còn thực hiện việc lãnh đạo, chuẩn bị và trình bày báo cáo về người dùng cũng như hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân sự. Họ sẽ là người đảm bảo hiệu quả lao động của bộ phận. Họ là người hướng dẫn và cố vấn, khuyến khích sự phát triển nghề nghiệp cũng như bồi dưỡng nhân lực để tiếp nối vị trí CFO trong tương lai.
Quản lý tài chính
CFO quản lý tất cả các quy trình liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Họ đảm bảo dòng tiền lưu thông một cách phù hợp trong các hoạt động kinh doanh. CFO cũng đảm bảo các thông tin tài chính được truyền tải minh bạch và chính xác, do những thông tin này có thể ảnh hưởng tới các quyết định của công ty.
Giám đốc tài chính tổng hợp thông tin, tiến hành phân tích và trình bày kết quả phân tích về tài chính của doanh nghiệp với các bên liên quan. Họ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng ngân sách, đưa ra các dự báo về xu hướng tài chính trên thị trường. Từ những dự báo này, các chiến lược liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đưa ra một các chính xác và phù hợp.
Kiểm soát nguy cơ
Có thể bạn quan tâm:
- Thư ký và những vai trò của thư ký trong hệ thống công ty
- Nhân viên văn phòng nghề nghiệp được lựa chọn nhất
Giám đốc tài chính thực hiện việc kiểm soát nguy cơ bằng cách phân tích các khoản nợ và rủi ro của doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh và hợp tác; giám sát các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến ngành. Họ cần đảm bảo được doanh nghiệp tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật. Để phục vụ cho nhiệm vụ này, CFO sẽ xây dựng các hệ thống kiểm soát đáng tin cậy. Hệ thống này duy trì kiểm soát nội bộ để chắc chắn doanh nghiệp luôn hoạt động dựa trên những quy tắc kế toán và luật pháp của Nhà nước.
CFO cũng sẽ quan tâm tới các vấn đề bảo hiểm của doanh nghiệp và thực hiện việc duy trì hoặc thay đổi phù hợp.
Về các hồ sơ, tài liệu, giám đốc tài chính sẽ đảm bảo việc lưu trữ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cơ quan kiểm toán hoặc các cơ quan chính phủ khác. Họ sẽ duy trì quan hệ với các kiểm toán viên và nắm bắt những khuyến nghị mà họ đưa ra. Với các rủi ro có thể xảy ra, CFO sẽ báo cáo với ban giám đốc để đưa ra những quyết định xử lý phù hợp.
Đưa ra dự đoán và chiến lược về kinh tế
Giám đốc tài chính không chỉ chịu trách nhiệm cho các vấn đề tài chính hiện tại và trong quá khứ của doanh nghiệp, họ còn quan tâm tới các vấn đề tương lai. Từ những kết quả phân tích thị trường và người dùng, họ sẽ đưa ra những dự đoán về các lĩnh vực phù hợp có thể gia tăng thành công của doanh nghiệp (đồng nghĩa với việc gia tăng khả năng tài chính).
Họ làm việc với các bên liên quan và ban điều hành, đưa ra những tư vấn liên quan đến tăng trưởng kinh tế, giúp hoạch định các chiến lược tài chính thuế, quản lý các quy trình xây dựng ngân sách và gọi vốn đầu tư. Họ cũng sẽ là người đưa ra các biện pháp giúp doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu về tài chính..
Xây dựng mối quan hệ với các bên thứ ba
Với nhiệm vụ này, giám đốc tài chính thực hiện việc xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với ngân hàng và các nhà đầu tư. Họ có thể tham gia các cuộc họp, hội nghị, chăm sóc khách hàng và đại diện cho doanh nghiệp trong các dự án cộng tác.
Nhiệm vụ khác
Ngoài các nhiệm vụ chính được liệt kê ở trên, CFO có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác liên quan đến các vấn đề tài chính nếu cần thiết hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
Trên đây là những thông tin mình tổng hợp lại được về vị trí giám đốc tài chính và những kỹ năng cần phải có. Mong rằng thông qua nội dung bạn đã biết thêm nhiều điều hữu ích nhé.