Kế toán là bộ phận quan trọng của một công ty với nghiệp vụ phức tạp. Do đó để chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả công việc, doanh nghiệp thường phân chia ra nhiều vị trí với từng loại kế toán khác nhau. Vậy kế toán có mấy loại?
Kế toán là gì?
Kế toán là công việc thu nhận và ghi chép toàn bộ các dữ liệu tài chính của doanh nghiệp tổ chức để xử lý và tổng hợp các thông tin; cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan.
Đối với các doanh nghiệp, hoạt động kế toán đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ là công cụ để quản lý; giám sát mọi hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp mà còn là nguồn cung cấp dữ liệu tài chính cần thiết cho các đối tượng có liên quan nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định.
Kế toán có mấy loại?
Sẽ có nhiều cách để phân loại kế toán, tùy theo nhu cầu từng doanh nghiệp sẽ có sự bố trí công việc cho kế toán viên. Các cách phân loại kế toán như sau:
Phân loại theo chức năng
Theo tính năng cung cấp thông tin của kế toán thì kế toán được chia ra làm 2 loại. Theo đó:
- Kế toán quản trị: Đây là vị trí kế toán sẽ cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho việc ra quyết định quản trị trong doanh nghiệp. Do đó mà đối tượng phục vụ của kế toán quản trị là các thành viên nội bộ trong doanh nghiệp. Thông tin kế toán quản trị cung cấp được sử dụng để đưa ra các quyết định; chung mang tính hướng về tương lai.
- Kế toán tài chính: Vị trí kế toán tài chính sẽ có đối tượng chủ yếu là bên ngoài doanh nghiệp như là các cổ đông; ngân hàng; cơ quan thuế… Mục đích của kế toán tài chính sẽ là cung cấp các thông tin mang tính hướng về quá khứ nhằm để cho đối tượng bên ngoài có thể thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Kế toán đơn và kế toán kép
Cả kế toán đơn và kế toán kép đều có nhiệm vụ là ghi chép và theo dõi các tài khoản kế toán. Tuy nhiên thì chúng sẽ có sự khác nhau.
- Kế toán đơn: Các tài khoản kế toán riêng biệt và tách rời nhau; chúng không có mối liên hệ nào với nhau.
- Kế toán kép: Các tài khoản kế toán sẽ có mối quan hệ đối ứng nhau; đồng nghĩa là khi nợ ở tài khoản này thì phải ghi nợ ở một tài khoản khác.
Hiện nay kế toán kép được sử dụng rộng rãi bởi tại các doanh nghiệp bởi hình thức kế toán này phản ánh được chính xác bản chất kinh tế của các hoạt động kinh doanh. Đồng thời việc ghi kép sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và kiểm tra được các đối tượng kế toán.
Phân loại theo phần hành
Tùy theo tính chất của mỗi doanh nghiệp mà kế toán sẽ được chia làm nhiều phần hành khác nhau. Các phần hành của kế toán chủ yếu sẽ bao gồm:
- Kế toán thanh toán: Kế toán thanh toán có nhiệm vụ thực hiện các chứng từ thu chi trong công ty khi có các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Kế toán ngân hàng: vị trí này có nhiệm vụ thu nhập; ghi chép; xử lý và phân tích các nghiệp vụ kinh tế; tài chính và cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tiền tệ ở ngân hàng; cung cấp thông tin cho các tổ chức; cá nhân theo quy định.
- Kế toán công nợ: Đây là một phần kế toán khá quan trọng liên quan đến các khoản nợ phải thu và phải trả của doanh nghiệp.
- Kế toán kho: Đây là vị trí kế toán làm việc tại kho chứa hàng hóa; nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm trong việc lập hóa đơn chứng từ và theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho; bao gồm cả tình hình nhập xuất hàng; tồn kho; đối chiếu hóa đơn; chứng từ sổ sách….
- Kế toán tài sản cố định: Nhiệm vụ của vị trí kế toán này là tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước; lập báo về tài sản cố định của doanh nghiệp.
- Kế toán doanh thu: Kế toán doanh thu có nhiệm vụ thông kê; tổng hợp lại chứng từ bán hàng cũng như kiểm soát tình hình tài chính của khách hàng đó.
- Kế toán thuế: Vị trí này đóng vai trò rất quan trọng bởi phụ trách về các vấn đề khai báo thuế trong doanh nghiệp.
- Kế toán chi phí: Kế toán chi phí có nhiệm vụ ghi chép lại; phân loại; phân tích; phân bổ chi phí liên quan đến một quy trình và sau đó phát triển khác khóa hành động khác nhau nhằm kiểm soát chi phí.
- Kế toán tổng hợp: Vị trí này có trách nhiệm ghi chép; phản ánh một cách tổng quát các tài khoản; sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.
Theo đó kế toán phần hành nào sẽ đảm nhận chuyên môn về chứng từ; nghiệp vụ; sổ sách của phần hành đó. Đồng thời có trách nhiệm báo cáo với nhân viên kế toán cấp cao hơn.
Vừa rồi là những thống kế giải đáp thắc mắc kế toán có mấy loại. Theo đó, tùy vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà có thể tuyển dụng và sở hữu những vị trí kế toán khác nhau. Mỗi kế toán cũng có thể tự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với loại hình kinh doanh.