Lập trình viên được coi như một công việc mà nhiều người mơ ước nhất hiện nay, bởi nó mang lại cho người thực hiện công việc một thu nhập cao ngất ngưởng. Hãy cùng tìm hiểu tại sao ngành này lại trở nên hot như vậy và tại sao nhiều công ty lại sẵn sàng trả một mức lương khủng cho công việc này.
Lập trình viên là ngành nghề hot nhất hiện nay
Chắc chắn nhiều người hiện nay không còn cảm thấy quá xa lạ với nghề lập trình viên, một công việc với thu nhập khá khủng. Nhiều người còn cho rằng nghề này là vua của mọi nghề, hơn hẳn tất cả những công việc đang có hiện nay.
Để dễ hiểu hơn thì công việc lập trình đòi hỏi chúng ta phải biết cách sử dụng một cách thuần thục các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Điều này có thể được ứng dụng để phục vụ cho việc thiết kế hoặc tạo ra các chương trình máy tính khác nhau.
Đặc biệt, với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ như ngày nay, mọi doanh nghiệp dường như đều cần đến một lập trình viên. Chính yếu tố này đã khiến cho công việc này trở nên cuốn hút hơn bao giờ hết, bởi người nắm giữ công việc này sẽ giúp ích khá nhiều cho công ty.
Một người đảm nhận vị trí lập trình viên sẽ phải thực hiện các đầu công việc như xây dựng một phần mềm nào đó bằng các đoạn code. Hoặc cũng có thể tìm cách để phát triển và tạo ra một loại công nghệ tiên tiến nào đó, đôi khi họ cũng đảm nhận công việc bảo trì các vấn đề này.
Thường thì một người đảm nhận công việc này có thể lập trình các trang web, một hệ thống của tổ chức, quản lý các database, làm game hay lập trình mobile. Nhìn chung thì công việc này được chia ra khá đa dạng và tùy thuộc vào khả năng, sở thích mỗi người.
Mức lương khủng của nghề lập trình viên
Gần đây nhất, nhiều người đã chứng kiến hàng loạt tin tức về việc một người làm lập trình có thể kiếm đến 140 triệu. Mặc dù so với nhiều công việc khác thì mức lương tương đối khá cao và vượt trội hơn hẳn, tuy nhiên đối với người trong ngành thì điều này khá bình thường.
Hưởng lương cơ bản có thể lên đến 200 triệu
Bởi theo như thống kê cho biết thì một người có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và sở hữu hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề có thể kiếm đến hơn 200 triệu. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc vào công ty mà họ làm việc và công việc mà họ đảm nhiệm.
Do người thực hiện công việc lập trình nếu làm tốt công viên của mình thì họ có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho công ty. Hơn thế nữa, trong trường hợp họ có thể tạo ra được một sản phẩm công nghệ nào đó mang lại doanh thu hàng chục tỷ thì mức lương vài trăm triệu vẫn còn khá nhỏ.
Lập trình viên mới ra trường cũng có lương khủng
Còn đối với những thực tập viên của ngành này khi mới ra trường cũng có thể kiếm được mức lương tương đối ổn định. Cụ thể là thu nhập của họ se dao động trong khoảng $300 cho đến $700 nếu sở hữu dưới 3 năm kinh nghiệm làm việc.
So với mặt bằng chung các công việc này thì đây là một con số không hề nhỏ, chưa kể là con số này còn có thể tăng dần theo thời gian. Chưa có bất kỳ giới hạn nào về mức lương cho công việc này nếu bạn có khả năng tạo ra những thứ tiết kiệm chi phí hoặc đẩy mạnh doanh thu công ty.
Cơ hội thăng tiến khi là lập trình
Cơ hội để vươn tới những chức vụ cao hơn với mức lương không hề thấp là đều mà mọi nhân viên lập trình đều có thể đạt được. Dưới đây là lộ trình cực kỳ chi tiết và cụ thể đối với những lập trình viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm cho đến người có chức vụ cao nhất.
Junior Developer – Lập trình viên có ít kinh nghiệm nhất
Đối với những sinh viên của ngành này khi mới ra trường sẽ đảm nhiệm chức vụ, vị trí này trong công ty. Họ phải biết cách thực hiện một vài đoạn script đơn giản, nắm được các kiến thức về vòng đời của một ứng dụng thực sự như thế nào.
Chưa kể, họ cũng cần phải có các kiến thức về cơ sở dữ liệu hoặc dịch vụ ứng dụng để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do đây chỉ mới là vị trí thấp nhất của công việc này nên bạn cũng không cần phải có hiểu biết quá sâu sắc về ứng dụng.
Bù lại việc thiếu hụt các kinh nghiệm cũng như một vài kiến thức chuyên môn thì nhóm người này lại khá nhanh nhẹn và tháo vát. Họ có khả năng học hỏi và nắm bắt tốt các xu hướng mới, dễ dàng thích nghi với đa dạng môi trường khác nhau.
Senior Developer – Lập trình viên có kinh nghiệm 4 – 10 năm
Đến với vị trí này đòi hỏi bạn phải có khá nhiều kinh nghiệm trong công việc này, tương đương từ 4 đến 10 năm làm việc. Người đảm nhận vị trí có khả năng hoàn thành một vài ứng dụng phức tạp và có các kiến thức tương đối sâu về ứng dụng và cơ sở dữ liệu.
Chưa kể, những người này còn có khả năng thực hiện công việc của mình trên nhiều phần khác nhau trên ứng dụng. Hầu như nhiều người với đam mê viết code của mình, họ đã đảm nhiệm công việc và vị trí này trong suốt sự nghiệp của mình.
Bởi khi tiến đến các vị trí cao hơn, nó đòi hỏi chúng ta phải có thêm nhiều kỹ năng về quản lý, lãnh đạo, truyền cảm hứng chứ không chỉ đơn giản là viết code. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng vì bạn có thể giữ nguyên vị trí hiện tại nhưng vẫn kiếm được mức lương khá cao.
Lead Developer – Lập trình viên có hơn 10 năm kinh nghiệm
Thường thì những người tiến tới vị trí này không hề nhiều, bởi nó đòi hỏi một người thực hiện công việc lập trình phải biết quản lý. Thường thì những người ở vị trí này có các khả năng lập trình hoàn toàn giống với một senior developer.
Mặc dù tiến tới một vị trí cao đòi hỏi nhiều khả năng quản lí, tuy nhiên bạn vẫn tiếp tục thực hiện các công việc viết code của mình. Nhưng nó đòi hỏi bạn phải viết các đoạn mã phức tạp hơn, sau đó các bộ phận cấp dưới của bạn như senior hoặc junior sẽ xử lý phần còn lại.
Mid-level Manager – Lập trình viên có vai trò gần như sếp
Tiến đến một cấp độ cao hơn nữa trong sự nghiệp của mình chính là trở thành một quản lý cấp trung. Người này sẽ đảm nhận vai trò như một người quản lý hầu hết các nhân viên lập trình khác trong bộ phận của mình.
Đặc biệt, vị trí này cũng được chia ra nhiều mảng khác nhau để người thực hiện công việc có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Cụ thể là Developer Manager, Product Manager hoặc Project Manager, mỗi mảng đều đòi hỏi các khả năng khác nhau.
Senior Leader – Người đảm nhận vị trí chỉ đạo mọi thứ
Đứng đầu và quản lý toàn bộ những Mid-level Manager trong công ty, người đảm nhiệm vị trí này thường chỉ đưa ra các quyết định lớn. Họ sẽ không trực tiếp bắt tay vào quản lý từng bộ phận nhỏ trong công ty mà chỉ làm việc với các quản lý cấp trung.
Thường thì những người này sẽ tạo nên cảm hứng cho tất cả các lập trình viên khác dưới quyền của mình, khiến họ thực hiện công việc tốt hơn. Đặc biệt là ở vị trí này bạn dường như ít khi trực tiếp đụng tay vào các công việc lập trình của công ty.
Để thành lập trình viên lương cao nên học ngành nào?
Có khá nhiều ngành nghề hiện nay để bạn có thể trở thành một lập trình viên với thu nhập cực kỳ tốt. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét rằng liệu nó có phù hợp với khả năng và đam mê của bản thân không để có thể phát huy tối đa bản thân trong công việc sau này.
Khoa học máy tính – Nghiên cứu mọi thứ liên quan máy tính
Người học về ngành lập trình viên sẽ phải nghiên cứu tất tần tật về cách thức mà mọi máy tính hoạt động. Thường thì ngành nghề này sẽ tập trung khá nhiều vào phần lý thuyết và toán học nên có thể nhiều bạn sẽ cảm thấy khá khô khan và nhàm chán.
Công nghệ phần mềm – Nghiên cứu chuyên về phần mềm
Bạn sẽ được học về toàn bộ quy trình mà một phần mềm phát triển sẽ như thế nào, cùng với đó là các kỹ năng để vận dụng các công cụ phần mềm. Đồng thời, ngành này cũng dạy bạn các cách thức để có thể để vận hành, quản lý và bảo hành một phần mềm.
Kỹ thuật máy tính – Phát triển phần cứng, phần mềm máy tính
Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa ngành Khoa học máy tính hoặc ngành Điện – điện tử với ngành này. Bởi nó là sự kết hợp của 2 ngành nghề trên và yêu cầu người học phải có kiến thức chung nhất về cả 2 lĩnh vực trên.
Hệ thống thông tin – Chuyên về xử lý các dữ liệu thông tin
Những ai yêu thích việc xử lý các thông tin thì công việc này hoàn toàn thích hợp, bởi nó sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức về dữ liệu, thông tin. Với các kiến thức này, bạn có thể thực hiện các nhiệm vụ phân tích, đánh giá mọi dữ liệu có sẵn hoặc thu thập được.
Những kỹ năng cần có để làm lập trình giỏi
Để có thể thực hiện công việc lập trình viên tốt nhất thì bạn cần phải có đủ các kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm. Các kỹ năng này không những khiến bạn thực hiện công việc này một cách tốt nhất mà còn có thể thăng tiến khá nhanh.
Điển hình nhất là các kiến thức về cách làm việc với JavaScript, mọi kiến thức về việc thực hiện bảo mật an ninh, thuần thục với data, di động, điện toán đám mây. Hầu như các kiến thức này đều được đào tạo khi bạn còn là một sinh viên.
Ngoài ra, lập trình viên cũng cần phải có các kỹ năng mềm như thuyết trình, giải quyết vấn đề, tự học, giao tiếp, làm việc nhóm. Toàn bộ những thứ này bạn có thể dễ dàng học được trong quá trình làm việc hoặc học tập của mình.
Lời kết
Để có thể một lập trình viên sở hữu mức lương cao ngất ngưởng như nhiều người ngày nay thực sự không hề dễ dàng. Bởi tính cạnh tranh trong công việc của nó khá cao, cùng với đó là sự thay đổi không ngừng của lĩnh vực công nghệ, do đó bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi theo đuổi nó.