Nhân viên văn phòng là một nghề mọi người sẽ nghĩ là việc nhẹ lương cao, nhưng thực chất điều đó là không phải. Vì mỗi một công việc khác nhau lại có một cái vất cả riêng, nhưng đây cũng là công việc được nhiều người lựa chọn vì không phải di chuyển nhiều chỉ cần làm việc với một cái máy tính. Có rất nhiều các câu hỏi liên quan đến công việc văn phòng này các bạn tham khảo bài viết để biết thêm thông tin bổ ích.
Khái niệm sơ lược về nhân viên văn phòng là gì?
Có rất nhiều định nghĩa văn phòng có thể là nơi làm việc cá nhân hay là trụ sở công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra văn phòng là nơi diễn ra hoạt động hay tổ chức cuộc họp, đàm phán. Văn phòng thường gắn liền các công tác thu nhận, bảo quản cũng như lưu trữ thông tin. Văn phòng hay công sở là tên gọi chung về phòng hoặc khu vực làm việc khác trong đó mọi người làm việc hay là tòa nhà được thiết kế, bố trí sử dụng hoặc cho thuê đối với cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động văn phòng,
Văn phòng có thể biểu thị một vị trí hay bộ phận trong tổ chức với nhiệm vụ cụ thể gắn liền các hoạt động liên quan đến công việc chung, đối nội, đối ngoại, quản lý công sở tổ chức đó. Trong tiếng Anh, khi sử dụng như một tính từ, thuật ngữ “văn phòng” có thể chỉ hoạt động liên quan việc kinh doanh, với nhiều từ liên quan văn phòng phẩm, cửa hàng văn phòng phẩm.
Về mặt pháp lý, văn phòng có thể tên giao dịch của tổ chức có tư cách pháp nhân như văn phòng luật sư, văn phòng công chứng hoặc là bộ phận của công ty, doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh văn phòng đại diện, văn phòng thương mại, trung tâm xúc tiến thương mại. Tương tự đó, tòa nhà văn phòng là tòa nhà được xây dựng với chức năng chuyên là nơi làm việc thay vì để ở như loại hình tòa nhà chung cư, căn hộ khác.
Mức lương của người làm nhân viên văn phòng
Lương của nhân viên văn phòng cũng được chia theo cấp bậc chứ không phải đều giống nhau. Những người cấp thấp thì sẽ có lương thấp hơn những người ở cấp cao hơn.
Cấp bậc nhân viên: Mức lương của nhân viên văn phòng khi ở cấp bậc nhân viên sẽ dao động khoảng từ 5 đến 8 triệu đồng. Mức lương này dành cho nhân sự vị trí nhân viên lễ tân, hay nhân viên làm công tác hành chính nhân sự. Các vị trí này áp dụng mức lương theo mức lương cơ bản, đảm bảo đáp ứng nhu cầu làm việc tại đơn vị.
Cấp bậc quản lý: Mức lương của nhân viên văn phòng ở cấp bậc quản lý sẽ dao động khoảng từ 10 đến 26 triệu đồng. Ở cấp bậc này đòi hỏi bạn là người có năng lực chuyên môn cao, có trình độ hiểu biết sâu trong nhiều lĩnh vực. Không chỉ vậy, còn đáp ứng các yêu cầu cần thiết của nhà tuyển dụng về bằng cấp như tốt nghiệp ngành về quản trị kinh doanh, ngành về ngôn ngữ hay hành chính nhân sự cấp cao. Đồng thời, cấp bậc quản lý đòi hỏi kinh nghiệm 2 năm ở vị trí tương đương.
Môi trường làm việc áp lực của nhân viên như thế nào?
Tất nhiên là khi đi làm dù là công việc nào bạn cũng không thể tránh khỏi những áp lực của môi trường. Đây là những áp lực từ mọi người xung quanh, từ công việc, từ môi trường sống.
Áp lực công việc quá lớn
Thông thường, nhân viên văn phòng hằng ngày tiếp xúc với máy tính, thời gian nghỉ ngơi hạn chế hơn. Đây cũng chính là lý do khiến họ gặp những áp lực khi giải quyết công việc. Đặc biệt, khi bạn đi làm và gặp những vị sếp khó tính, lại thêm áp lực công việc sẽ làm cho nhân viên văn phòng cảm thấy khó khăn trong giải quyết công việc.
Sức khỏe làm ảnh hưởng đến công việc văn phòng
Môi trường văn phòng chật hẹp, thiếu khí, không có cây xanh khiến cho cơ thể bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ do thiếu oxy gây ảnh hưởng năng suất công việc. Một số nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ngồi 8 tiếng một ngày có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến cơ và xương, các bệnh về tim mạch, … cao hơn người bình thường nhiều.
Thời gian dài ngồi máy tính sẽ gây ảnh hưởng đến mắt, tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt như bị rối loạn thị lực, mỏi mắt, gây cảm giác đau đầu thường xuyên cho bạn. Ngoài ra, khi tiếp xúc nhiều bàn phím máy tính cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bàn phím máy tính chứa lượng vi khuẩn gây ảnh hưởng trực tiếp lên da.
Công việc văn phòng làm ảnh hưởng đến nhan sắc
Những người thường xuyên làm trong môi trường văn phòng thường ít vận động, thêm vào lại ngồi nhiều trong thời gian dài sẽ tích tụ lớp mỡ bụng không mong muốn. Thêm vào đó, bạn thường xuyên ngồi dưới điều hòa làm cho da khô, tổn hại đến nhan sắc. Trong trường hợp bạn ngồi làm việc không đúng tư thế, sẽ dễ dàng mắc bệnh liên quan đến cột sống cũng như vai gáy, …
Những người nhân viên văn phòng được thăng chức?
Nhiều người hay lầm tưởng rằng làm nhân viên thì không thể thăng lên chức vị cao hơn. Nhưng đây là điều có thể nếu bạn đáp ứng được nếu bạn có những đặc điểm mà nơi làm việc yêu cầu.
Phụ thuộc vào khoảng thời gian làm việc hàng ngày
Một yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý có nên thăng chức cho nhân viên của mình hay không đó là là thâm niên thao tác làm việc của người đó. Số năm thao tác làm việc tại công ty cũng chi phối nhiều đến thời gian thăng chức. Tuy không phải yếu tố duy nhất nhưng thời hạn thăng chức quá lâu.Hình như nhân viên đó lại không có thành tích gì quá tốt dễ gây sự bất mãn cho nhân sự có thực lực không giống.
Được sự bầu chọn của người khác
Trước lúc đưa ra quyết định thăng chức, một số yếu tố cần bình chọn là năng lực thao tác làm việc của nhân viên văn phòng đó ở các chức danh và bộ phận đảm nhiệm với lần thăng chức trước đó: khoảng cách hai lần thăng chức quá gần cũng dễ gây dị nghị và sự bất bình của thành viên còn lại.
Còn đối với nhân viên, khi thấy một đồng nghiệp nào đó đc thăng chức, bạn cũng chớ sai lầm mà đòi thăng chức, ví dụ như dùng chiêu từ chức để đòi thăng chức, nhiều khi hậu quả không giống như bạn muốn, mà còn mang đi rất nhiều bất lợi ảnh hưởng tới các bước, vậy cho nên hãy suy nghĩ cho thật kỹ nhé.
Nhận được bằng cấp và cấp trên khen thưởng
Để khiến cho nhân sự khác tâm phục khẩu phục về quyết định thăng chức cấp trên thì chính nhân viên đó phải thể hiện được năng lực của bản thân mình và các đóng góp của bản thân cho công ty. Khả năng giáo dục và văn hóa chuyên môn chính là một khí cụ đo lường hay đưa ra quyết định khi xét thăng chức.
Nhân viên văn phòng có phải chân sai vặt hay lãnh đạo
Nhiều người hay rằng làn nhân viên văn phòng là một chân sai vặt, nhưng có những người lại là lãnh đạo từng bước đi lên. Vậy suy nghĩ nào mới là đúng đắn nhất về khái niệm của những người nhân viên.
Tư tưởng làm chân sai vặt cho sếp
Sếp thường tận dụng người nhanh nhẹn khỏe mạnh để dùng cho công việc riêng của mình, nhưng cũng làm cho nhân viên của mình cảm thấy khó chịu vì không được làm đúng công việc. Để tránh tình trạng này xảy ra bạn cần có một số kỹ năng sau:
Thứ nhất nếu là người mới bạn cần nhớ là phải được lòng sếp vẫn tốt hơn. Cho nên, hãy cứ giúp sếp nếu có thể, đừng để biến điều đó thành sự lạm dụng qua mức. Hãy học hỏi thêm kinh nghiệm những nhân viên đi trước và hãy nhắn nhủ với sếp rằng bạn sẵn lòng làm công việc đó, nhưng phải làm công việc thuộc phạm vi trách nhiệm. Bằng cách này bạn vừa thể hiện sự nhiệt tình với sếp lại không bị ảnh hưởng đến công việc của bạn.
Thứ hai, nếu tình trạng này còn xảy ra thường xuyên hơn hãy đến và trực tiếp nói với sếp về việc làm này không có trong hợp đồng lao động, dĩ nhiên sếp sai nhưng hãy cẩn thận, bạn có thể là mục tiêu sếp soi mói công việc nếu làm không tốt, thì nguy cơ đuổi việc là rất cao.
Thứ ba, nếu cảm thấy không còn cách tốt hơn, bạn vẫn tiếp tục bị sếp sai thì cách duy nhất bạn hãy nghỉ việc, tìm một công việc khác tránh mất thời gian cho công việc không tên này. Tuy sẽ bất lợi cho bạn đó là cách tốt nhất giúp cho kinh nghiệm của bạn không bị mai một đi hàng ngày bởi công việc không tên.
Cho mình một số kỹ năng làm lãnh đạo
Rèn luyện đầu óc tư tưởng: Hãy tự đặt mình ba câu hỏi sau: Bạn có biết chìa khóa xe máy hiện tại của bạn nằm chính xác ở đâu không? Bạn có biết 9h sáng ngày mai sẽ làm gì hay không? Bạn có nhớ hết ngày sinh của mọi người trong gia đình hay không? Nếu trả lời là: không hoặc không biết thì bạn chưa có óc lãnh đạo công việc.
Giải pháp đơn giản nhất là rèn luyện nên viết ra tất cả việc sẽ phải làm và làm theo những gì đã viết. Sắp xếp không gian làm việc riêng mình sao cho vật dụng trong phòng làm việc cũng như trong gia đình có mục đích của nó. Nếu một vật dụng tồn tại không mục đích trong tầm mắt của tôi thì tốt nhất xếp ra chỗ khác.
Bàn làm việc nên được sắp xếp gọn gàng và có một ít tài liệu trên đó. Nhiều người để bàn làm việc của mình như biển tài liệu chất đống, nhìn đã thấy choáng váng không biết bắt đầu từ công việc gì. Mọi thứ bạn cần như văn phòng phẩm bạn phải đặt cho dễ lấy và dễ sử dụng nhất.
Người ta gọi màn hình của máy tính là desktop, nhiệm vụ của bạn là bày biện mặt bàn làm sao cho thuận tiện, bố trí tài liệu hợp lý vào ngăn kéo khi cần có thể tìm được ngay. Và cách bố trí theo dạng thư mục hình cây là một trong cách rất hiệu quả.
Kết luận
Như vậy chúng ta có thể thấy được nghề nhân viên văn phòng là một nghề cũng có những áp lực riêng nhưng cũng có những lợi ích. Nếu những ai yêu thích và thấy mình phù hợp với nghề này thì ngay từ bây giờ hãy học hỏi và trau dồi thật nhiều kinh nghiệm.