“Bầu trời cho mình những cơn gió mát, những cơn mưa. Và chính vì thế nó trở thành hơi thở, bầu tâm huyết của mỗi con người chúng ta”, Trung tướng, Anh hùng Phạm Tuân – người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ chia sẻ. Trong nội dung này hãy cùng mình tìm hiểu rõ hơn về phi hành gia Phạm Tuân, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
Tiểu sử Phi hành gia Phạm Tuân
Phạm Tuân là ai?
Phạm Tuân được biết đến như là một phi hành gia Việt Nam đầu tiên được bay lên vũ trũ. Ông cũng là người Châu Á đầu tiên được bay vào không gian trong chương trình không gian có người lái và không người lái của Liên Xô – với tên gọi là Interkosmos vào năm 1980. Ông mang quân hàm trung tướng và được nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Phi hành gia Yuri Gagarin và chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên
- Cuộc sống của phi hành gia có giống như mọi người nghĩ?
- Tiêu chí trở thành phi hành gia gian nan như thế nào?
Các danh hiệu được phong tặng
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Lenin
Anh hùng lao động
Giải thưởng Pyotr Đại đế
Anh hùng Liên Xô
Thời trẻ của phi hành gia Phạm Tuân
Sau khi tốt nghiệp phổ thông vào năm 1965, Phạm Tuân lên đường nhập ngũ và chính ông là người xin được gia nhập binh chủng không quân.
Khi tiến hành kiểm tra, ông không đáp ứng được yêu cầu để trở thành học viên phi công mà chỉ được cử đi học làm thợ máy. Khi sang tới Liên Xô, do nhiều thành viên không thể đáp ứng được với quá trình huấn luyện nên họ đã tiến hành tuyển chọn thêm một số học viên từ thợ máy lên học phi công. Phạm Tuyên là một trong số người được chọn đó.
Dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập, nhưng bằng sự cố gắng, ông đã hoàn thành khóa học vào năm 1967, và trở về nước tham gia chiến đấu tại đơn vị đại đội 5, Trung đoàn không quân Sao Đỏ.
Tới năm 1972, ông lại được chọn là một trong số những phi công đào tạo để lái máy bay tiền kích bay đêm.
Chuyến bay đêm đầu tiên ông xuất kích diễn ra ngày 18.12/1972 và tới đêm ngày 27/12/1972 trong một trận chiến ông đã bắn rơi 1 chiếc máy bay B-52 của địch. Và được đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện khen thưởng ngày sáng ngày 28 tháng 12 năm 1972.
Tới ngày 03/09/1973 ông được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi đang giữ quân hàm thượng úy và là biên đội trưởng thuộc đại đội 5 của trung đoàn không quân Sao Đỏ.
Vào năm 1977 ông lại được cử đi học tại trường học viện không quân Gagarin thuộc Liên Xô.
Ngày 01/04/1979 ông được chọn lên làm đội viên bay quốc tế để nhằm mục đích đáp ứng đủ quân số, sau đó ông lại trở thành ứng cử viên bay số 1.
Chuyến bay vào vũ trụ của trung tướng Phạm Tuân diễn ra trong 8 ngày bắt đầu từ ngày 23/07/1980 và kết thúc vào ngày 31/07/1980, cùng bay với ông là nhà du hành vũ trụ Viktor Vassilyevich Gorbatko và 2 người du hành khác người Nga
Cũng trong năm 1980 khi đang mang quân hàm trung tá, Phạm Tuân được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động và huân chương Hồ Chí Minh.
Cùng khi đó, ông được nhà nước Liên Xô trao tặng huân chương Lenin và danh hiệu anh hùng Liên Xô.
Tới năm 1982 ông hoàn thành khóa học tại trường không quân Gagarin.
Trở về nước công tác, ông được phân công giữ chức phó tư lệnh chính trị quân chủng không quân vào năm 1989.
Năm 1999 ông giữ chức vụ tổng cục trưởng tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và mang quân hàm trung tướng.
Tới năm 2002 ông được bầu giữ chức chủ tịch ngân hàng thương mại cổ phần đội.
Ngày 01/01/2008 ông nghỉ hưu theo chế độ.
Phi hành gia Phạm Tuân tự hào khi bay vào vũ trụ
Ngày 23/7/1980, phi công Phạm Tuân cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Vassilyevich Gorbatko thực hiện chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Liên hợp 37. Phạm Tuân chính là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Ông đại diện cho thế hệ thanh niên Việt Nam thực hiện được mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Có thể bạn quan tâm:
- Công chức – Công việc nhà nước mơ ước của nhiều người
- Nghề nghiệp và những kiến thức xoay quanh mà bạn cần biết
Xuất hiện trong Quán thanh xuân chủ đề “Ký ức bầu trời”, Trung tướng Phạm Tuân kể về những ngày tháng xưa và ký ức đẹp đẽ của thời trẻ, đặc biệt câu chuyện gắn với bầu trời.
Trung tướng Phạm Tuân sinh ra ở đồng bằng Bắc Bộ, “thời chiến đài báo không có nên có biết gì đâu”. Sau đó Phạm Tuân đi khám để làm phi công, nhưng không trúng tuyển vì mắt kém, cùng với đó ông bị loạn nhịp tim. Phạm Tuân sau đó đi học thợ máy.
Nhưng tháng 11/1965, tôi sang Liên Xô đang mùa lá vàng rơi, đi trên đường gặp rất nhiều phi công người Việt, trên mình mặc trang phục rất nhiều túi, xúng xính trong cặp da rất đẹp. Tôi khi ấy ngưỡng mộ họ ghê gớm lắm. Tôi thầm ước giá như chỉ được ngồi trên máy bay một lần thôi rồi xuống cũng được, không cần trở thành phi công, Trung tướng Phạm Tuân cho biết.
Sau đấy vì nhiều lý do, trong đó phi công của ta gửi sang Liên Xô học trượt nhiều, thế là họ “khảo cổ” những thợ máy. Rất may vì thời điểm ấy Phạm Tuân lại chọn và phía Liên Xô cho ông đi lái máy bay. Ngày bắt đầu làm quen với máy bay, Trung tướng Phạm Tuân cho biết ông bay loại “phọt phẹt” nhất với tốc độ chỉ hơn 100km/giờ, sau rồi dần dần bay lên đến Mic. Ông tập luyện 18 tháng để bay vào vũ trụ
Trên đây là những thông tin về phi hành gia Phạm Tuân mà mình muốn gửi đến cho các bạn. Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích.