Thẩm phán – công việc cao quý mà bao người mơ ước do đó cũng đang có không ít trường đại học đào tạo ngành học này. Nếu các bạn đang băn khoăn tìm trường đào tạo phù hợp cũng như muốn tìm hiểu về công việc này, nhiệm vụ quyền hạn của thẩm phán là gì vậy thì đừng bỏ lỡ những thông tin trong bài viết sau.
Thẩm phán là gì?
Thẩm phán là người thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án giải và giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của tòa án một cách khách quan công bằng thượng tôn pháp luật. Đây là biểu tượng của đạo đức và thanh liêm, khi một vụ kiện tụng được diễn ra thì thẩm phán sẽ lập hồ sơ và chứng cứ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Từ đam mê đến ước mơ trở thành thẩm phán
Để trở thành thẩm phán thì cần phải trải qua một thời gian rất dài và cần người học không cần chỉ có đam mê mà cần phải nỗ lực khá là nhiều, dưới đây là các giai đoạn để có thể trở thành một thẩm phán.
Thi đỗ chuyên ngành luật
Cũng như các khối ngành học khác thì quá trình trở thành thẩm phán đầu tiên đấy chính là cần phải có nền móng kiến thức và người muốn theo đuổi ngành này cần phải thi đỗ chuyên ngành luật tại các trường đào tạo ngành học này. Điều này giúp người học có được các kiến thức chuyên môn và hiểu rõ về các loại luật tố tụng thêm vào đấy là trau dồi các kỹ năng cần thiết.
Trở thành cử nhân của chuyên ngành luật
Điều tiếp theo trên con đường trở thành thẩm phán đấy chính là cần phải có bằng cử nhân của chuyên ngành luật, đây là bước quan trọng để có thể trở thành thẩm phán. Sau này nếu muốn có được chức vụ cao hơn thì bận cần phải học lên thạc sĩ tiến sĩ… cũng như giúp ích cho công việc sau này.
Thi tuyển công chức
Đây là công việc làm trong bộ máy nhà nước vì vậy mà vị trí này sẽ được hưởng lương theo chế độ công nhân viên chức vì vậy cần phải trải qua đợt xét tuyển công chức của tòa án. Tùy theo từng vị trí mà tỉ lệ chọi sẽ khá là cao và người thi tuyển cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố để có thể tham gia.
Học nghiệp vụ thư ký tòa án
Để được đi học nghiệp vụ thư ký tòa án thì bạn cần được bổ nhiệm và được cử đi học nghiệp vụ. Và đây là yêu cầu bắt buộc trên con đường trở thành thẩm phán.
Được bổ nhiệm làm thư ký tòa án nơi công tác
Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ học thì bạn cần được bổ nhiệm làm thư ký tòa án. Sau khi làm ở vị trí này thì sẽ làm các công việc như là tiến hàng các hoạt động tố tụng theo luật, thực hiện các nhiệm vụ hành chính theo sự phân công của chánh án, chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền hạn của mình…
Hoàn thành khóa học đào tạo xét xử
Bước tiếp theo trên con đường trở thành thẩm phán đó chính là được cử đi học đào tạo xét xử theo quy định của pháp luật. Quá trình đào tạo này sẽ được diễn ra trong vòng 6 tháng để có thể học được các nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn.
Trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn thẩm phán tại nơi làm việc
Sau khi hoàn thành xong nghiệp vụ đào tạo thì bạn cần phải vượt qua kỳ thi xét tuyển thẩm phán sơ cấp và tùy theo tình hình tuyển chọn của từng tòa án. Bài thi gồm hai hình thức đấy chính là trắc nghiệm và thi viết và bài thi sẽ nhận phúc khảo trong vòng 5 ngày.
Được bổ nhiệm làm thẩm phán tại tòa án nơi công tác
Thẩm phán còn được chia làm 4 ngạch là sơ cấp, trung cấp, cao cấp và tòa án nhân dân tối cao. Ở thời kỳ đầu thì thời gian hoạt động là 5 năm và ở các kỳ tiếp theo thì thời gian là 10 năm để có thể thi nâng hạn ngạch.
Cần chuẩn bị những gì để trở thành thẩm phán?
Theo quy định của luật tổ chức tòa án thì để đảm nhiệm vị trí này là người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử, để trở thành thẩm phán thì bạn cần phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây.
- Là công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, một lòng trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp của nước Việt Nam. Là người có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng thêm vào đấy có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý là người liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên tại các trường đào tạo hợp pháp.
- Đã được cử đi đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật trong thời gian ít nhất là 5 năm.
- Có sức khỏe tốt để có thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ và quyền hạn của thẩm phán mà bạn cần biết
Có thể thấy thẩm phán là một chức vụ được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm các công việc xét xử những vụ án và giải quyết các vấn đề khiếu nại. Những vụ kiện này cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và khi làm thẩm phán cần phải chịu trách nhiệm và quyền hạn như sau:
Xử lý đơn kiện
Khi thẩm phán nhận được các đơn khởi kiện haycần phải xem xét và xử lý đơn kiện đấy. Cần kiểm tra xem đơn khởi kiện có đủ điều kiện hay là không đương sự có cần phải sửa đổi hay là bổ sung gì thêm về hồ sơ hay không.
Vụ kiện này có thuộc vào các quy định của pháp luật về việc trả lại đơn kiện hay không để có thể thụ lý theo quy định của pháp luật.
Lập hồ sơ
Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thì người làm thẩm phán cần phải lập hồ sơ về vụ việc dân sự đó để có thể hợp, sắp xếp các tài liệu, chứng cứ liên quan trong quá trình giải quyết vụ án. Cần phải tập hợp đầy đủ các tài liệu này mới có thể tiến hành xét xử và thụ lý vụ án để giải quyết theo trình tự đúng thủ tục của pháp luật đề ra.
Thu thập xác minh chứng cứ
Thẩm phán sẽ tiến hành thu thập thông tin và xác minh chứng cứ theo quy định của pháp luật thông thường thì đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án. Những chứng cứ này sẽ chứng minh cho yêu cầu của thẩm phán là có căn cứ và hợp pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong vụ kiện.
Trong trường này thì tòa án chỉ có trách nhiệm trợ giúp đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập và xác minh các chứng cứ theo yêu cầu của pháp luật. Sau khi thu thập xác minh các chứng cứ xong thì thẩm phán sẽ có trách nhiệm tổ chức các phiên tòa, phiên họp để hòa giải cũng như giải quyết các vụ kiện tụng theo quy định của pháp luật đề ra.
Đưa quyết định khẩn hủy bỏ hoặc thay đổi khẩn cấp phiên tòa
Thông thường trong quá trình xử lý giải quyết các vụ án khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đây cũng là một cách thức hữu hiệu để kịp thời bảo toàn tài sản hoặc là để bảo vệ chứng cứ cho vụ kiện tụng. Nhằm góp phần giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra và giải quyết hậu quả các tranh chấp, xung đột giữa các bên trong các vụ kiện dân sự được giải quyết.
Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thẩm phán có quyền đưa ra các quyết định việc áp dụng, thay đổi và hủy bỏ các biện pháp giải quyết khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật đề ra.
Đưa ra quyết định đình chỉ
Thẩm phán sẽ là người có quyền đưa ra các quyết định tạm đình chỉ khi mà có đầy đủ các căn cứ cho rằng đương sự đang gặp các vấn đề sau đây: Là cá nhân đã chết hay là các cơ quan tổ chức đã hợp nhất, chia, tách, sáp nhập và giải thể mà vẫn chưa có ai kế thừa các quyền và nghĩa vụ tố tụng cơ bản của cơ quan.
Các tổ chức, cá nhân đó hoặc là đương sự là cá nhân đã bị mất năng lực hành vi dân sự và người chưa thành niên và chưa hề xác định được người đại diện theo pháp luật. Hoặc trong trường hợp cần phải đợi kết quả các chứng minh có liên quan đến vụ việc cần xử lý thì mới giải quyết được vụ án.
Mức thu nhập mà nghề thẩm phán mang đến cho bạn
Mức lương và hệ số lương cơ bản của nghề thẩm phán hay là thư ký tòa án là bao nhiêu là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra. Đối với quy định về hệ số lương của chức vụ này thì mức lương của thư ký tòa án nhận được năm 2022 tính theo mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng.
Cụ thể hệ số lương của thẩm phán và thư ký tòa án sẽ được áp dụng tính như sau:
- Chức vụ công tác ở Tòa án nhân dân tối cao sẽ áp dụng mức lương của công chức hạng A3 và sẽ có hệ số lương dao động từ 6,2 – 8,0.
- Chức vụ thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh thành phố là các đô thị loại 1 và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ áp dụng mức lương của công chức hạng A2 và có hệ số lương cơ bản là từ 4,4 – 6,78.
- Chức vụ thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện thành phố thuộc đô thị loại 2, loại 3, và Thư ký Tòa án áp dụng mức lương của công chức bậc A1 có hệ số lương cơ bản là 2,34 – 4,98.
Trường đào tạo thẩm phán top đầu Việt Nam
Bởi đây là chuyên ngành học hot vì vậy đang có không ít trường đào tạo chuyên ngành này, nếu bạn đang muốn tìm hiểu về những trường đào tạo thẩm phán hàng đầu hiện nay vậy thì có thể tham khảo các trường sau.
- Đại học Luật Hà Nội
- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Thương mại
- Đại học Mở Hà Nội
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc về ngành thẩm phán cũng như là các nhiệm vụ và quyền hạn của vị trí này. Đây là một công việc có nhiều áp lực cao và đòi hỏi người học cần phải có nhiều kỹ năng cũng như thật đam mê với nghề.