Một trong những nghề được quan tâm hàng đầu chính là lĩnh vực y tế đảm bảo cho sức khỏe của toàn thể mọi người luôn khỏe mạnh. Ngoài tầm quan trọng của các bác sĩ thì y tá hay điều dưỡng cũng là công việc chăm sóc cho những bệnh nhân trong quá trình điều trị, cùng bài đọc dưới đây tìm hiểu thêm thông tin về ngành nghề này nhé.
Y tá là ngành nghề đáng kính
Ngoài các bác sĩ thực hiện nhiệm vụ cứu người thì còn có những y tá hay điều dưỡng làm công việc chăm sóc cho người bệnh. Mọi người hay nghĩ y tá chỉ là những người chạy việc vặt bên ngoài cho bác sĩ chính nhưng ít ai biết được đây cũng là một nghề cao quý khi trực tiếp chăm sóc người bệnh trong suốt quá trình điều trị bởi vì bác sĩ không phải lúc nào cũng túc trực bên giường bệnh.
Y tá là người đầu tiên mà người bệnh tiếp xúc khi đến các cơ sở y tế, họ sẽ hỏi thăm tình trạng sức khỏe và có những hướng dẫn thực hiện xét nghiệm cần thiết cho bác sĩ dễ dàng chẩn đoán. Đừng nghĩ làm y tá là đơn giản bởi vì cũng phải học tất cả các nghiệp vụ cũng như chuyên ngành đào tạo giống hệt với bác sĩ, đôi khi còn phải học nhiều kỹ năng mềm hơn các bác sĩ chỉ thực hiện chuyên môn.
Y tá là người đa dạng các khoa, các bệnh, khi bạn chọn nghề này thì điều đầu tiên phải yêu nghề thì mới có thể hoàn thành tốt nhất. Tất cả người bệnh sẽ được chăm sóc từ bước đầu cho đến quá trình điều trị bệnh, bên cạnh đó còn đóng vai trò là người bạn cho các em nhỏ, người đồng hành động viên gia đình và tư vấn những điều tốt nhất cho sức khỏe của người bệnh.
Cần có những bằng cấp gì để có thể làm việc y tá?
Để có thể trở thành một y tá không đơn giản như nhiều người nghĩ, ngoài những kiến thức trong nghề thì bắt buộc phải có bằng cấp chứng minh năng lực đã được đào tạo, cụ thể để ứng tuyển cần những bằng sau:
- Y tá thực tập tại các cơ sở y tế thì cần được cấp phép bằng Licensed Practical Nurse sau khi đã hoàn thành chương trình thực tập 1 năm của mình trước đó.
- Những trường cao đẳng công hay các trường nghề đào tạo chuyên ngành y tế và giáo dục sinh viên y qua hình thức học thực hành. Và tất cả các sinh viên phải đỗ kỳ thi cấp phép NCLEX-PN thì mới có thể trở thành một y tá thực tập.
- Đối với những y tá đã được cấp giấy RN thì phải học thêm chứng chỉ đại học tức là có bằng cử nhân thì mới có được công việc ổn định tại các cơ sở y tế nổi tiếng.
- Thông thường thì các bệnh viện lớn hay bệnh viện tư chỉ yêu cầu tốt nghiệp cử nhân theo hệ đào tạo của trường trong 4 năm học là đã có thể trực tiếp làm việc.
- Nếu không thể học đại học thì có thể học liên thông từ chứng nhận RN lên chứng chỉ BSN.
- Những y tá nếu muốn tiến sâu hơn vào ngành nghề và có hướng phát triển lâu dài thì học thêm bằng Thạc sĩ hoặc MSN để làm y tá cao cấp với mức lương cao hơn.
Y tá thường lựa chọn bệnh viện tư hay công?
Y tá là nghề đang rất thiếu nhân lực hiện nay bởi vì khối lượng công việc tương đối lớn mà đi kèm với đó là những áp lực khi dịch bệnh diễn ra ngày một nhiều. Các y tá có bằng cấp thấp hoặc mới ra trường thường ưu tiên chọn những bệnh viện tư nhân để làm việc, rồi thông qua đó học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như kỹ năng để tiến xa hơn với các bệnh viện có uy tín lớn.
Còn đối với những người có định hướng nghề nghiệp cao hơn hoặc có kinh nghiệm nhất định trong nghề thì luôn chọn bệnh viện công. Những cơ sở công thường thích hợp cho những người làm việc gắn bó lâu dài cũng như mong muốn thăng tiến trong công việc hướng đến một mức lương ổn định nhất, dù bệnh viện tư hay công thì những người y tá cũng luôn hết mình vì người bệnh.
Các hạng mục công việc phụ trách
Một người y tá mà theo góc nhìn của nhiều người thì công việc đôi khi chỉ là tiêm, truyền rồi băng bó vết thương. Nhưng thực chất thì nghề này cần phải thực hiện nhiều hơn như thế, mà đôi khi còn phải làm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc với nhiều kiểu bệnh của bệnh nhân, cùng tìm hiểu kỹ hơn những hạng mục công việc mà một y tá cần phải đảm nhiệm:
Những công việc khi làm tại các cơ sở bệnh viện
Việc đầu tiên khi y tá làm việc tại các cơ sở khám bệnh hay bệnh viện điều trị cả nội trú và ngoại trú chính là khâu tiếp nhận ban đầu. Người bệnh đến sẽ được các điều dưỡng thu thập thông tin cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh, tiếp theo đó hỗ trợ bác sĩ chuyên môn trong việc khám bệnh và thực hiện theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Những hạng mục điều dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội
Với công việc này thì người y tá quan trọng nhất là phải có chuyên môn nghiệp vụ theo đúng đào tạo của ngành y. Công việc hàng ngày là theo dõi diễn biến bệnh của các bệnh nhân điều trị nội trú, thực hiện tiêm, truyền và phát thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, luôn bên cạnh động viên tinh thần cho cả bệnh nhân và người nhà cũng như tư vấn cho hướng điều trị hiệu quả nhất.
Mức lương tối thiểu của một y tá viên là bao nhiêu ?
Lương của những người trong ngành y hiện nay là mức lương đặc biệt phải tuân theo quy định của nhà nước. Theo luật thì tùy theo cấp độ với chuyên môn nào, trình độ học vấn như thế nào và mức độ làm chính hay làm phụ sẽ được trả một mức lương theo đúng khả năng, cụ thể là:
- Với cấp độ cao cấp thì gồm có 9 bậc lương như sau: Bậc 1: 3.650.000 đồng, bậc 2: 4.160.000 đồng, bậc 3: 4.695.000 đồng, bậc 4: 5.220.000 đồng, bậc 5: 5.740.000 đồng, bậc 6: 6.270.000 đồng, bậc 7: 6.852.000 đồng, bậc 8: 7.350.000 đồng, bậc 9: 7.900.000 đồng.
- Với những y tá làm chính trong các cơ sở y tế thì có 12 bậc lương là: Bậc 1: 2.860.000 đồng, bậc 2: 3.180.000 đồng, bậc 3: 3.526.000 đồng, bậc 4: 3.836.000 đồng, bậc 5: 4.120.000 đồng, bậc 6: 4.480.000 đồng, bậc 7: 4.785.000 đồng, bậc 8: 5.126.000 đồng, bậc 9: 5.423.000 đồng, bậc 10: 5.756.000 đồng, bậc 11: 6.166.000 đồng, bậc 12: 6.385.000 đồng.
- Y tá phụ sẽ cũng ứng với 12 bậc lương theo quy định: Bậc 1: 2.540.000 đồng, bậc 2: 2.820.000 đồng, bậc 3: 3.126.000 đồng, bậc 4: 3.395.000 đồng, bậc 5: 3.685.000 đồng, bậc 6: 3.980.000 đồng, bậc 7: 4.250.000 đồng, bậc 8: 4.545.000 đồng, bậc 9: 4.835.000 đồng, bậc 10: 5.120.000 đồng, bậc 11: 5.415.000 đồng, bậc 12: 5.670.000 đồng.
Những gian nan và vất vả của y tá
Nghề y tá là một nghề thiêng liêng cao quý và là nghề được cả xã hội kính mến, lương y như từ mẫu luôn nỗ lực hết mình cho sự sống của mọi người. Một nghề thiêng liêng với rất nhiều vất vả và gian nan từ bước trau dồi kiến thức trên lý thuyết đến việc thực hành vào công việc mà hơn nữa là làm hài lòng mọi người bệnh, cùng tìm hiểu kỹ hơn qua một số điểm dưới đây:
Ngoài kiến thức cần phải có kỹ năng cao
Những người thực hiện công việc này ngoài việc phải nắm vững những kiến thức chuyên môn thì cần phải có những kỹ năng mềm. Điều quan trọng vẫn là cách giao tiếp cũng như cách hỏi thăm đối với người bệnh khi đến với các cơ sở y tế, học cách sắp xếp hồ sơ, giấy tờ một cách hợp lý cũng như thành thạo việc sử dụng các phần mềm trên máy tính để dễ dàng hơn cho việc theo dõi bệnh nhân.
Phải biết hiểu cho nhu cầu của từng người bệnh
Mỗi người bệnh đều có tính cách khác nhau nên y tá phải biết cách phục vụ sao cho làm hài lòng người bệnh nhất. Họ phải chịu mọi trách nhiệm đối với bệnh tình của bệnh nhân phụ trách nên luôn phải giữ cho mình phong cách làm việc cẩn thận và bằng cả tình yêu, không phải người bệnh nào cũng dễ tính và tuân theo sự hướng dẫn nên buộc phải có những kỹ năng trong việc thuyết phục.
Nghề vất vả từ môi trường đến thời gian làm việc
So với tất cả các ngành nghề khác thì y tá là một trong những nghề vất vả nhất từ thời gian làm việc đến môi trường làm việc. Thường thì một ca trực của nhân viên y tế là từ 8 đến 12 tiếng tùy thuộc vào chức vụ, và còn phải liên tục cả ngày lẫn đêm cả ngày lễ hay ngày tết bởi lượng bệnh nhân mỗi ngày là rất lớn, đặc biệt chúng ta thấy đội ngũ đã vất vả như thế nào trong mùa dịch vừa qua.
Thực hiện công việc “làm dâu trăm họ”
Người ta thường nói ngành y giống như việc làm dâu trăm họ là bởi vì đây vừa là một dịch vụ vừa là một nghề phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Tuy nhiên nhu cầu lại đặt trên sức khỏe nên cực kỳ gian nan và nhiều khó khăn, với những người làm công việc này luôn phải nỗ lực hết mình để chăm sóc cho người bệnh.
Kết luận
Với những thông tin trên có thể thấy nghề y tá là một nghề vất vả và phải là một người yêu nghề mới có thể hoàn thành tốt được. Sức khỏe của mỗi một người là điều quan trọng nhất, vì vậy mà tất cả chúng ta đều phải tự bảo vệ và nếu có ước mơ trở thành y tá trong tương lai thì hãy trau dồi kinh nghiệm cùng những kỹ năng cần thiết nhất.